Tôn hiệu chính thức Tôn_hiệu

Tôn hiệu chính thức đa phần do các triều thần suy tôn hoặc do hậu thế truy tặng cho những vị quân chủ hoặc tổ tiên đời trước, nó thường rất dài và nhiều mỹ từ, chính vì rất dài và khó nhớ, nên thường tôn hiệu chính thức ít phổ biến và thường được rút gọn lại 3 hoặc 4 chữ. Ví dụ:

  • Thái Thượng Chí Đạo Thánh Hoàng Thiên Đế (太上至道圣皇天帝) là tôn hiệu của Đường Huyền Tông sau khi thoái vị. Sau khi mất, vị Thái thượng hoàng này còn được Đường Túc Tông truy tặng thêm tôn hiệu nữa là Quang Thiên Văn Vũ Đại Thánh Hiếu Cảm Hoàng Đế (光天文武大圣孝感皇帝). Đến đời nhà Thanh, Đường Huyền Tông lại có thêm một tôn hiệu khác là Khai Nguyên Thánh Văn Thần Vũ Hoàng Đế (开元圣文神武皇帝). Bởi vua Thánh Tổ nhà Thanh có tên huý là Huyền Diệp nên các sử gia nhà Thanh đều gọi ông là Đường Minh Hoàng mà bỏ qua miếu hiệu Huyền Tông vậy.
  • Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝) là tôn hiệu của Càn Long
  • Hiếu Kính Thục Thánh Trang Thuần Nguyên Hóa Ý Liệt Trinh Mục Nhân Hiển Vương hậu (孝敬淑聖莊純元化懿烈貞穆仁顯王后) là tôn hiệu của Nhân Hiển Vương hậu

Tại Việt Nam thời nhà Trần, các vua nhường ngôi cho con về làm Thái Thượng Hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ý truyền thuyết vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là người tài. Cách đặt này ngoài ngụ ý so sánh Thái Thượng hoàng như vua Nghiêu, còn so sánh vua kế vị như vua Thuấn.

  1. Trần Thái Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái thượng hoàng đế.
  2. Trần Thánh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu Từ hiếu Thái thượng hoàng đế.
  3. Trần Nhân Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái thượng hoàng đế.
  4. Trần Anh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quảng Nghiêu Duệ Vũ Thái thượng hoàng đế.
  5. Trần Minh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Chương Nghiêu Văn Chiết Thái thượng hoàng đế.